Ý Nghiệp trong thập thiện nghiệp đạo kinh - Khoa hoc su pham - NCKHSPUD - Sang kien kinh nghiem

loading...

Bấm vào đây để xem thống kê điểm chuẩn lớp 10 các tỉnh thành
Mua bán Bitcoin - ETH - Các loại coin bấm vào đây
Xem thêm: Khẩu Nghiệp trong thập thiện nghiệp đạo kinh

Phật dạy, con người ta bị trôi lăn trong luân hồi cũng vì tạo tác những nghiệp ác.  Những nghiệp ấy do:  Từ hành động (thân) hoặc Từ lời nói (khẩu) hoặc Từ tưởng nghĩ (ý) mà sanh ra.


Để diệt trừ những nghiệp ác, đức Phật có nói Kinh Mười Điều Thiện (Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh).Mười nghiệp lành nầy nằm trong ba nghiệp: Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp và Ý Nghiệp.

Ý nghiệp trong thập thiện nghiệp đạo kinh
Có thể hiểu, ý nghiệp: là những suy nghĩ, tưởng tượng trong tâm trí mỗi con người. Để tạo được ý nghiệp tốt ta phải thực hiện 3 không lớn là: Không tham, không giận hờn, không si mê
1.  Không tham muốn
– Không tham muốn năm món dục lạc ở đời: Sắc đẹp, của cải, danh vọng, ngủ nghỉ, ăn uống.
Tham muốn sắc đẹp hao tốn tiền của, nhiều khi phải dùng những mưu chước tồi tệ làm mất phẩm chất con người, khi không thỏa mãn đâm ra ghen tương, thù hận giết chóc, tù đày.
– Không tham của cải
Khi tham của cải, ta phải đày đọa tấm thân làm cho có nhiều tiền của, nhiều khi phải dùng mưu sâu, chước độc để hại người đoạt của chính là tạo nghiệp ác. Vì vậy, sống trên đời không được tham của cải.
– Không tham danh vọng
Để có danh có vọng, người ta phải vào luồn ra cúi, nhiều khi phải lao tâm cực trí để được cái danh hão huyền. Có cái danh hão huyền do vào cúi ra luồn thì sinh kiêu ngao, chèn ép bề dưới, ham sắc ham dục, ham của cải hoặc chiếm đoạt của người khác. Điều này tạo nên nghiệp ác khó có thể hoàn cải. Con người cứ đi, đi và lún sâu vào vòng tham của danh vọng.
– Không tham ăn cao lương mỹ vị:
Cao lương mỹ vị dùng nhiều sẽ làm cho thân thể dễ sanh bệnh tật mà tổn thọ hoặc sinh bật tật làm tâm trí thiếu sáng suốt, dễ gây họa, tạo nghiệp ác.
– Không tham ngủ nghỉ: Ngủ nghỉ nhiều làm con người thiếu minh mẫn, trí não trở nên đần độn.
Năm món dục lạc này có thể làm cho con người bị tù đày, tội lỗi, là nguyên nhân chính trói buộc người ta trong sanh tử luân hồi. 
Chẳng những người tu phải biết tiết dục mà còn biết tri túc, tức là hạn chế dần lòng khát khao ham muốn, chỉ nên sống cuộc sống tạm đủ, không đua chen với đời, nhiều người tu cơm ăn chỉ cần đủ no, áo mặc chỉ cần đủ ấm, nơi ở chỉ cần có chỗ nằm tránh mưa, tránh nắng, tránh luồng gió độc mà thôi, những người đó không bị vật chất ràng buộc, họ sẽ được mau giải thoát.
2) Không giận hờn
– Giận hờn là một tánh xấu, rất tai hại, nó như một ngọn lửa mạnh, đốt cháy cả mọi vật chung quanh cả mình lẫn người.
– Trong kinh Phật có dạy: Một niệm giận hờn nổi lên, thì trăm nghìn cửa nghiệp chướng đều mở. Lữa tức giận một phen phát ra, liền đốt tất cả rừng công đức” .
– Trong kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, người nào không giận tức, sẽ được tám món tâm pháp sau đây:
1. Không tâm khổ não
2. Không tâm giận hờn.
3. Không tâm tranh giành.
4. Tâm nhu hòa ngay thẳng.
5. Tâm từ bi như Phật.
6. Thường làm lợi ích yên ổn cho các chúng sanh.
7. Thân tướng trang nghiêm, chúng sinh tôn kính.
8. Có đức tính nhẫn nhục được mau sanh lên cõi Phạm Thiên.
Nhờ quán từ bi, tâm sanh lòng từ bi, chúng ta mới không giận hờn khi có người làm cho chúng ta giận hờn, những người làm để cho ta sanh tâm giận hờn, vì sự ít hiểu biết nên họ mới làm như thế, chúng ta nên thương họ, chỉ có tấm lòng từ mới bao dung, tha thứ được lầm lỗi của kẻ khác.
3. Không si mê
Si mê là nguồn gốc của mọi tội lỗi, vì si mê người ta không phân biệt phải trái, không nhận định rõ đúng sai, chấp theo sự hiểu biết của riêng mình nó che lấp sự thật, chân lý.
Người không si mê là người có trí, tu tập thiện nghiệp, nên quán nhân duyên sanh tử để diệt trừ vô minh, tinh tấn trên đường giải thoát.
Những điều ác trong thế gian quy thành mười loại nghiệp ác, muốn trừ nó, chúng ta đừng làm ác, đương nhiên là chúng ta tạo được nghiệp lành, hiện tại làm lợi ích cho chúng sanh, được mọi người kính yêu, tạo được hoàn cảnh yên vui, tránh khỏi bị đọa tam đồ khổ, lại còn được hưởng phước báo ở cõi Người, Trời và cõi Niết Bàn.
Tu theo mười điều thiện được lợi ích trước mắt như thế, chẳng những cho ta mà còn cho chúng sanh, kiếp này cũng như mai sau.
Nguồn sách tham khảo:1. Minh Châu, Thiên Ân, Chơn Trí, Đức Tâm. “Phật Pháp”. Sài gòn, 1951.
Source: Phat Hoc Magazine, December 1996, Kentucky, USA ( http://www.win.net/phathoc/ )

Ý Nghiệp trong thập thiện nghiệp đạo kinh


Mua Bán Bitcoin - ETH- Các loại coin khác
Mua hàng gì cũng giảm giá, khuyến mại => Bấm vào đây

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

 

 
Khoa hoc su pham - NCKHSPUD - Sang kien kinh nghiem ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|How to best|Du lịch Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Hoctrenmobile|SKKN|Tử vi|Science
Top
//