Đề tài: SKKN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 : CẶP PHẠM TRÙ LƯỢNG VÀ CHẤT (ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG) TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ - Khoa hoc su pham - NCKHSPUD - Sang kien kinh nghiem
Home » SKKN Địa lí 10 » SKKN Địa lí THPT » Đề tài: SKKN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 : CẶP PHẠM TRÙ LƯỢNG VÀ CHẤT (ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG) TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊA LÍ
Trong
triết học, các mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng được phép duy
vật biện chứng khái quát thành các cặp phạm trù cơ bản như cái riêng, cái
chung, cái đơn nhất; tất nhiên và ngẫu nhiên; bản chất và hiện tượng; nguyên
nhân và kết quả; khả năng và hiện thực; nội dung và hình thức…Chúng được hình
thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự
nhiên và xã hội. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật không phải là hệ
thống bất biến mà phát triển cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiển.
Mối quan hệ giữa các phạm trù của các ngành khoa học với các phạm tù của phép
biện chứng duy vật là mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng. Do vậy, khi
nghiên cứu các phạm trù cần liên hệ chúng với nhau. Mỗi khoa học đều có các cặp
phạm trù:
Trong
địa lí cũng có 6 cặp phạm trù: không gian và thời gian; nội dung và hình thức;
cái chung và cái riêng; liên tục và gián đoạn; lượng và chất (định tính và định
lượng); nguyên nhân và kết quả. Các cặp phạm trù của địa lí có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau và với các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật.
Trong
6 cặp phạm trù nói trên cặp phạm trù định lượng và định tính có ý nghĩa hết sức
quan trọng trong việc nghiên cứu địa lí. Việc nghiên cứu về định tính và định
lượng thành công bước đầu cho phép chúng ta vững tin ở việc áp dụng các phương
pháp định lượng trong nghiên cứu địa lí kinh tế xã hội. Khi nắm vững quan điểm
phương pháp luận nghiên cứu của địa lí kinh tế xã hội, có định hướng nghiên cứu
đúng, biết cách phát hiện vấn đề, thì nhà địa lí có thể vận dụng đúng các
phương pháp và phương tiện nghiên cứu hiện đại, nâng cao năng suất và chất lượng nghiên cứu của mình. Đây cũng là nguồn động
viên cho những nhà địa lí trẻ có thể vững bước trên con đường nghiên cứu mà
không sợ lệch hướng.
Vì lí do trên, tôi đi sâu tìm hiểu và làm rõ: “Cặp phạm trù
lượng và chất (định tính và định lượng) trong nghiên cứu địa lí”.
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment