Nếu cơn giận dữ đến từ phía người khác thì chúng ta đừng nên tranh cãi hay nói lại họ ngay lúc ấy. Bởi khi đó họ không còn bình tĩnh và sáng suốt để lắng nghe lời nói của ta nữa. Bạn hãy im lặng, tập trung vào hơi thở, thở nhẹ và sâu, sau đó trải lòng từ bi đến cơn giận dữ có thể đang trỗi lên trong mình. Dùng tình thương để ôm ấp cơn giận chứ không phải kìm nén nó. Hãy nhìn thật sâu vào bản chất của cơn giận, quán chiếu về những hậu quả khổ đau mà sự tức giận có thể gây ra cho mình và người. Khi chúng ta ôm cơn giận với tâm thương yêu như thế, chúng ta cũng có thể trải lòng thương yêu đến người đang nổi giận với ta.
Chúng ta có thể quán tưởng rằng, chính người đó cũng đang đau khổ, họ đang có những vấn đề bất ổn ở trong lòng. Tại vì họ không biết cách giải quyết vướng mắc và chuyển hóa cơn giận như đức Phật đã dạy chúng ta nên mới có những cách hành xử không phù hợp như vậy. Vì thế họ đáng thương hơn là đáng giận. Với cách thức này thì cơn giận của chúng ta sẽ dần dần được chuyển hóa, năng lượng của cơn giận ấy sẽ không còn nữa, thay vào đó là năng lượng của sự tỉnh thức và lòng thương yêu, thương yêu chính mình và thương yêu mọi người.
Diệu Âm Minh Tâm – sinh viên Khoa Quan hệ Công chúng & Quảng cáo, Học viện Báo chí & Tuyên truyền
Theo Phật giáo Việt Nam
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment