loading...
Bấm vào đây để xem thống kê điểm chuẩn lớp 10 các tỉnh thành
Mua bán Bitcoin - ETH - Các loại coin bấm vào đây
Việc ngừng dạy thêm, học thêm có lẽ cần phải nhìn nhận tận gốc vấn đề.
Thứ nhát, thực tế cho thấy, đối với mỗi học sinh, sinh viên hiện nay trải qua 5 cấp học cơ bản đó là:
1. Mầm non; 2. Tiểu học; 3. THCS; 4. THPT; 5. Chuyên nghiệp (Gồm Trung cấp hoặc cao đẳng, đại học)
Trong 5 cấp này, chỉ có khúc giữa là việc dạy thêm, học thêm diễn ra liên tục. Cấp mở đầu (1) và kết thúc (5) lượng học thêm không đáng kể. Việc học thêm ở những cấp học này tiêu tốn khá nhiều tiền của, thời gian đưa đón của PHHS, ảnh hưởng tới thể chất của người Viê. Ở cấp học 5, người học đi học thêm thì đều được khuyến khích, xã hội cháp nhận.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Tại sao ở 3 cấp học (2,3,4) người học lại tham gia học thêm đến nỗi xã hội phải bức xúc?
Thứ hai. Ở 3 cấp học mà học sinh ồ ạt đi học thêm như vây, có phải học sinh học tất các môn không?
Xin thưa, chắc chắn không. Nếu ai đó cho con đi học thêm đủ cả 13-14 môn học cơ bản trong nhà trường chắc chắn người đó thuộc dạng "không bình thường". Có nghĩa là học sinh chỉ đi học thêm ở những môn liên quan tới thi cử sau này. Cấp Tiểu học, học sinh học Toán, Văn có thêm thì là Tiếng Anh. Cấp THCS cũng vậy. Đến cấp THPT thì học sinh sẽ học thêm nhiều hơn chút. Khoảng 3-5 môn học. Và chỉ 3-5 môn trong tổng số 10-15 môn học là có dạy thêm - học thêm.
Vậy câu hỏi đặt ra là: Những thầy cô giáo dạy những môn không có học sinh học thêm thì họ có sống được không? Hoặc câu hỏi khác, những thầy cô giáo đang dạy thêm, giờ ngừng dạy thêm thì họ có chết không?
Thực tế cấu trúc hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay, nếu học sinh không học thêm thì cơ hội vào trường công lập của học sinh có bị giảm không? Và tại sao học sinh chen nhau đi vào trường công, chỉ những học sinh trượt trường công thì bến đỗ của chúng là mới trường tư?
Nên, bài toán dạy thêm - học thêm không chỉ đơn thuần là lệnh cấm và vấn đề không chỉ của ngành giáo dục. Nói đúng hơn, ngành giáo dục sẽ không thể giải quyết tận gốc vấn đề này.
Xem ra, nếu ban lệnh "Cấm" một cách đơn thuần thì Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ cũng sẽ đi theo vết xe đổ của người tiền nhiệm trong vấn đề dạy- học thêm
Dạy thêm, học thêm không chỉ nói cấm
Năm học mới này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ quyết tâm ngăn chặn tiêu cực trong dạy thêm, học thêm...nhưng càng cấm lại càng học.
Ai đẩy trẻ vào “guồng” học thêm?
“Chủ trương dứt khoát là không tổ chức dạy thêm vào chương trình chính khóa. Dạy thêm học thêm trong trường chỉ nên áp dụng với học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi theo nhu cầu. Cán bộ quản lý cần tăng cường quản lý về đạo đức nghề nghiệp giáo viên. Giáo viên đưa thêm kiến thức khó vào đề thi, kiểm tra để học sinh buộc phải đi học. Đó là những điều không thể chấp nhận”- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Trước hết, chúng ta cần phân biệt học thêm xuất phát từ nhu cầu thực sự với học thêm theo kiểu trào lưu, chạy đua hoặc bị ép buộc.
Thực tế, không chỉ ở Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng có nhu cầu dạy thêm, học thêm (DTHT) khá lớn, như Trung Quốc, Hàn Quốc... Việc DTHT không có gì xấu nếu nhằm mục đích trang bị cho người học thêm hiểu biết về những vấn đề chuyên sâu phục vụ nhu cầu phát triển, phù hợp mỗi cá nhân. Tuy nhiên, việc DTHT tràn lan theo cách nhiều giáo viên đang thực hiện lại đem đến nguy cơ khiến cho nền giáo dục càng tụt hậu, người học mất tính tự học, thụ động chờ đợi được làm hộ…
“Điều học sinh hiện nay cần là phải tự học, tự tư duy, đeo đuổi vấn đề đến cùng, luôn có hoài bão ước mơ. Chỉ khi không hiểu mới cần thầy trợ giúp. Việc DTHT tràn lan ở bậc phổ thông đang dẫn tới tình trạng học sinh mất hẳn tính độc lập, sáng tạo, là những yêu cầu rất cần thiết khi học lên đại học”- một chuyên gia tâm lý giáo dục cảnh báo.
Nhiều phụ huynh nêu thực tế, một số thầy cô đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp khi “ăn bớt” kiến thức trên lớp, dùng “chiêu” để ép buộc HS học thêm. Tuy nhiên, một số giáo viên lại chỉ ra rằng, việc DTHT tràn lan không thể chỉ đổ lỗi cho giáo viên. Trước hết phải trả lời thấu đáo câu hỏi: Tại sao ở Việt Nam, phụ huynh lại có nhu cầu bức thiết phải cho con học thêm? Phải chăng vì chúng ta có hệ thống trường chuyên, lớp chọn. Mà cửa vào lớp chọn, trường chuyên, các đại học tốp đầu… rất hẹp.
Để giành được chiến thắng trong cuộc đua khốc liệt này, HS cần học rất nhiều ngoài chương trình sách giáo khoa. Và phụ huynh bắt buộc phải lựa chọn học thêm cho con. Chương trình học quá cao siêu và quá tải khiến các em phải học thêm. Đó là những nguyên nhân chính nảy sinh nhu cầu học thêm.
Thực tế là nhiều địa phương đang rất lúng túng chưa biết làm cách nào xử lý tình trạng dứt điểm tình trạng DTHT tràn lan. Quy định về DTHT chưa nêu rõ chế tài xử lý với giáo viên vi phạm khiến các địa phương rất lúng túng. Vì vậy, Bộ cần có sự chỉ đạo thống nhất để hạn chế tình trạng DTHT tràn lan.
Giáo dục cần giải quyết tận gốc
Đã có không ít lệnh cấm được ban ra và thực thi dưới nhiều hình thức kèm theo đó là những lệnh xử phạt giáo viên, nhưng đáng buồn là dường như DTHT trong bối cảnh giáo dục hiện tại là “điều tất yếu”.
TS. Nguyễn Tùng Lâm, một nhà quản lý giáo dục lâu năm cho rằng: Nếu Bộ chỉ nêu chỉ thị cho vấn đề DTHT là không đủ mà cần xây dựng cơ chế để tất cả cùng theo đó mà thực hiện.
Thứ nhất là, phải làm rõ vai trò của người học, HS phải biết tự học, độc lập sáng tạo. Chứ giáo viên không thể gây áp lực ép các em học thêm từ lớp 1 đến lớp 12. Cơ chế 2 là nêu cao ý thức trách nhiệm của người dạy, không được giấu kiến thức để gò ép HS học thêm. Cơ chế thứ 3 là, cách tổ chức kiểm tra đánh giá phải phù hợp để phát huy tính sáng tạo của HS. Cơ chế thứ 4 là, cần có bộ phận thanh tra độc lập và khi phát hiện sai phạm thì phải xử lý nhanh chóng và nghiêm túc.
Một số ý kiến của các chuyên gia cũng như nhà quản lý giáo dục cũng cho rằng, đã đến lúc nhà trường phải mạnh dạn đấu tranh với tiêu cực, chịu trách nhiệm với các hoạt động trong và ngoài trường liên quan đến giáo viên, HS của mình.
Những nơi để xảy ra dạy thêm học thêm phải quy trách nhiệm cho hiệu trưởng. Cần loại bỏ những kiểu thoả hiệp cho giáo viên dạy thêm không đúng quy định bởi lương thấp. Nếu giáo viên giỏi có thể tham gia dạy thêm tại các trung tâm theo nhu cầu thực. Hoặc hiệu trưởng sẽ là người đứng lên quản lý, giám sát việc DTHT ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu thực sự của HS. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên quá kỳ vọng để ép trẻ bằng mọi giá chạy đua vào truờng chuyên lớp chọn...
Có thể nói, để hạn chế DTHT, không đơn giản chỉ ban ra một lệnh cấm với giáo viên là xong, mà quan trọng là giáo dục cần được thay đổi tận gốc bởi sự bứt từ trên ngọn sẽ không thể giải quyết triệt để vấn đề./.
Theo VOV
Mua Bán Bitcoin - ETH- Các loại coin khác
Mua hàng gì cũng giảm giá, khuyến mại => Bấm vào đây
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment