loading...
Bấm vào đây để xem thống kê điểm chuẩn lớp 10 các tỉnh thành
Mua bán Bitcoin - ETH - Các loại coin bấm vào đây
Bao nhiêu tỉ đồng trích cho hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm? Bao nhiêu tỉ đồng cho ngành giáo dục hoạt động? Vậy Làm sao để số tiến sĩ – cử nhân kia có cùng chung một mục đích, mục tiêu vì sự phát triển của đất nước hình chữ S này chứ không thể cứ vì cái “hư danh” hoài.
Một câu nói có lẽ không mới, nhưng mãi là vấn đề nhức nhối với ngành giáo dục nói riêng và xã hội nước nhà nói chung. Mọi sự vật , hiện tượng đều nằm trong mối liên hệ phổ biến với nhau. Và việc các “ông tiến, bà thạc, cậu cử” được phổ cập hóa ngày một nhanh hơn, phạm vi rộng hơn đã vô tình tạo ra những hệ lụy không tốt. Đây chính là thời điểm các em học sinh trong cả nước vừa thi xong kỳ thi THPT Quốc gia, mong rằng các em sẽ chọn cho mình hướng đi đúng đắn trong thời buổi đất nước mở cửa hội nhập. Có nghĩa rằng, đại học không phải là con đường duy nhất!
Đã có không ít người ảo tưởng về sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam khi có những cá nhân học sinh, sinh viên…đạt huy chương ở các cuộc thi quốc tế, hoặc những nhà nghiên cứu trẻ được làm việc ở các tổ chức, trường quốc tế. Xin thưa rằng, đó chỉ là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của các cá nhân đó thôi ạ! Chứ nó không thể là tấm gương lớn phản chiếu cho cả một nền giáo dục sách vở. Hơn nữa, sự phát triển cả cả một nền kinh tế, xã hội không thể dựa vào một vài cá nhân, mà nó là tổng hợp sức mạnh của cả một tập thể đấy chứ. Chúng ta hãy cùng nhau suy xét một vài góc cạnh sau:
Thứ nhất, Cả cử nhân và tiến sĩ đều là con đẻ của ngành giáo dục nước nhà. Một đất nước muốn phát triển bền vững thì cần phải có một nền giáo dục phát triển để tạo tiền đề. Và chúng ta không phủ nhận sự cố gắng của ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học và trên đại học. Mọi chủ trương, chiến lược cơ bản là tốt, có điều trong quá trình thực hiện lại không như mong đợi khi mà ngành giáo dục sản sinh ra quá nhiều trường đại học, sản xuất ra quá nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ. Để rồi, một hệ quả trước mắt mà ai ai cũng thấy đó là nạn thất nghiệp và chạy chức chạy quyền. Và ngành giáo dục có trách nhiệm không?
Thứ hai, Cử nhân – một lực lượng hùng hậu với hơn 225.000 người thất nghiệp và con số đó vẫn tăng lên từng ngày. Dường như chúng ta thấy rõ được sự lệch pha trong tuyển dụng và đào tạo mà lại thiếu đi phương cách để giải quyết vấn đề đó. Chính điều đó đã khiến cho các “cậu cử” càng khó khăn trong chuyện tìm kiếm việc làm. Dẫu biết rằng vấn đề xuất phát cần chính từ nội lực của lực lượng này (kỹ năng, trình độ, tinh thần, thái độ, kinh nghiệm…), nhưng cũng cần lắm một cơ chế mở, tư tưởng thông thoáng từ doanh nghiệp, công ty, cho đến các cơ quan công quyền để tạo điều kiện cho lực lượng đó thử sức bằng niềm đam mê và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ. Bởi, không có gì là không thể, chỉ sợ con người ta bít kín cơ hội phát triển của nhau mà thôi.
Thứ ba, Tiến sĩ – con số 24.000 người không phải là nhỏ so với một đất nước 90 triệu dân. Và chúng ta không phủ nhận một số tiến sĩ có năng lực nghiên cứu khoa học thực sự và đóng góp không nhỏ cho nước nhà. Thế nhưng, nói đi cũng phải nói lại, phần lớn người ta học nghiên cứu sinh chỉ là vì cái hư danh. Tức là, họ học lấy cái bằng tiến sĩ chỉ là vì chức quyền, địa vị, nhu cầu thăng tiến của bản thân mà thôi. Chứ vì mục đích nghiên cứu thì hiếm có.
Qua đó ta thấy được một thực trạng đáng lưu tâm là việc sản xuất hàng loạt cử nhân, tiến sĩ đã khiến cho: Bên này thì lo lắng mỗi khi tới mùa tốt nghiệp, cố gắng tìm kiếm việc làm để tránh tình cảnh thất nghiệp. Bên kia thì ung dung, cố gắng làm “tiến” để “sĩ” với thiên hạ, bạn bè, đồng nghiệp, để giữ chức, tăng quyền chứ không phải làm tiến sĩ vì mục đích khoa học chân chính. Phải chăng đó là hệ quả của một nền giáo dục sách vở, của một xã hội vẫn chú trọng bằng cấp?
Luận bàn như vậy để mỗi người chúng ta thấy rõ vấn đề để tìm ra giải pháp chứ không phải nói suông. Và hẳn là chúng ta đều một câu hỏi: Hơn 24.000 vị tiến sĩ kia đang làm gì? ở đâu? Bởi một khi viện dẫn ra số liệu cụ thể để minh chứng rằng cơ quan này, đơn vị sự nghiệp kia thì xem như sự đã rồi. Nhưng rồi có được giải quyết tận gốc rễ của vấn đề không lại là chuyện khác.
Việc cho ra lò những cử nhân, tiến sĩ kia là điều tất yếu. Thế nhưng, làm thế nào để đảm bảo chất lượng cho quá trình phát triển không lại là băn khoăn của đại đa số công chúng. Bao nhiêu tỉ đồng trích cho hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm? Bao nhiêu tỉ đồng cho ngành giáo dục hoạt động? Vậy Làm sao để số tiến sĩ – cử nhân kia có cùng chung một mục đích, mục tiêu vì sự phát triển của đất nước hình chữ Snày chứ không thể cứ “tương phản” nhau và vì cái “hư danh” hoài.
Mua Bán Bitcoin - ETH- Các loại coin khác
Mua hàng gì cũng giảm giá, khuyến mại => Bấm vào đây
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment