Các địa điểm nên đến khi du lịch Huế - Khoa hoc su pham - NCKHSPUD - Sang kien kinh nghiem

loading...

Bấm vào đây để xem thống kê điểm chuẩn lớp 10 các tỉnh thành
Mua bán Bitcoin - ETH - Các loại coin bấm vào đây
Huế là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hữu tình cùng quần thể di tích lịch sử được thế giới công nhận. Du lịch Huế  thu hút lượng khách du lịch lớn của Việt Nam

Du lịch Huế  ở đó có rất nhiều chùa nổi tiếng và được du khách ưa thích. Phananghongtrevel giới thiệu và gợi ý một số địa điểm thăm quan, du lịch Huế điển hình như:    
 A- Cung Đình Huế

1. Đại Nội Huế

Đại Nội Huế
Là khu di tích lịch sử quý nhất trong quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới ngày 11-12-1993. Sau đó cứ hai năm một lần hàng trăm nghìn người lại đến đây tham dự một tour du lịch lễ hội khám phá nét văn hóa đặc trưng cùng với sự hợp tác tích cực của Cộng hoà Pháp.
Đây là địa điểm du lịch Huế được các quan khách trong và ngoài nước không thể bỏ qua khi đặt chân đến Huế.
B- Lăng tẩm

2. Lăng Khải Định

Lăng Khải Định
Lăng Khải Định là công trình cố xưa có kiến trúc vô cùng độc đáo và đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới

Lăng Khải Định hay còn được gọi là Ứng Lăng chính là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. 

Đây là công trình có lối kiến trúc độc đáo pha trộn giữa nét hiện đại của Châu Âu và nét cố điển của Việt Nam. Một vẻ đẹp đặc trưng của Huế khi đi tour du lịch Huế.

3. Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức một trong những công trình đẹp của thành phố Huế
Lăng Tự Đức được xây dựng trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân thành phố Huế) nằm giữa một rừng thông bát ngát. Đây là một trong những công trình đẹp nhất của kiến trúc cung đình thời Nguyễn được khách quan du lịch đến Huế rất quan tâm. Lăng Tự Đức Cách trung tâm Huế khoảng 8km. 

4. Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng một vẻ đẹp của du lịch xứ Huế

Lăng Minh Mạng được xem là Lăng lớn ở Huế, kiến trúc hài hòa và đẹp mắt. Bên trong lăng là một không gian của hội họa, thi ca và triết học. Sự uy nghiêm, nét tĩnh tại của kiến trúc và khung cảnh gợi tình của thiên nhiên, hoa cỏ thể hiện tính cách nghiêm khắc, tri thức uyên bác và tâm hồn lãng mạn của nhà vua một vẻ đẹp trong các khu du lịch Huế. Lăng Minh Mạng cách trung tâm Huế khoảng 12km.


C- Chùa Chiền

5. Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ - Huế



Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương cách trung tâm thành phố 5km về phía tây, bây giờ thuộc địa phận xã Hương Long. Chúa có viết bài ký khắc vào văn bia (1715). Chuông và văn bia nay vẫn còn. Chúa còn nhờ người sang Trung Hoa thỉnh Tam Tạng kinh điển hơn 1000 bộ về đặt ở chùa. Năm 1957 đã phải thay nhiều bộ phận gỗ trong điện Đại Hùng bằng bê tông. Người có công trùng tu để giữ cho ngôi chùa lịch sử được trang nghiêm như ngày nay là Hoà Thượng Thích Đôn Hậu, thế thứ 42 dòng Lâm Tế, đời thứ 8 dòng Thiền Liễu Quán.

Các công trình kiến trúc, hiện vật đặc trưng của Chùa Thiên Mụ:
 
  • Tháp Phước Duyên (năm 1844); 
  •  
  • Nền đình Hương Nguyện (1844);
  •  
    • Đại Hồng Chung (đúc năm 1710 của chúa Nguyễn Phúc Chu); 
    •  
    • Bia và rùa đá (năm 1715-chúa Nguyễn Phúc Chu); 
    •  
    • Bia đề thơ của vua Thiệu Trị (1846); 
    •  
    • Bia và ký của Thành Thái (1899); 
    •  
    • Bia của vua Khải Định (1920); 
    • Cửa Tam Quan; 
    •  
    • Lầu chuông (chuông đúc thời vua Gia Long); 
    •  
    • Lầu trống; 
    •  
    • Tượng Kim Cương Hộ Pháp; 
    •  
    • Đại Hùng Bảo Điện: 
    •  
    • Địa Tạng Điện; 
    •  
    • Quan Âm Điện. 

6. Chùa Quốc Ân 
Chùa Quốc Ân
Chùa do Thiền sư Nguyên Thiều khai sáng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, mang tên chùa Vĩnh Ân. Năm 1689, Chúa Nguyễn Phúc Trăn mới đổi tên chùa, ban tấm biển Sắc Tứ Quốc Ân Tự. Chùa được trùng tu năm 1802 và nhiều lần về sau.

Tại chùa có tấm bia ghi bài minh tựa đề là “Sắc tứ Hà Trung Tự Hoán Bích Thiền sư tháp ký minh” dựng vào tháng 4 năm Bảo Thái thứ 10 (năm 1730) có giới thiệu Thiền sư Hoán Bích, người phủ Triều Châu, Quảng Đông, sinh năm Mậu Tý (1648), sang Việt Nam năm Đinh Tỵ (1677) khai sáng chùa Thập Tháp Di Đà, mở rộng Phật giáo. Sau ngài ra Thuận Hóa, sùng tạo chùa Quốc Ân và tháp Phổ Đồng... Thiền sư tịch năm Mậu Thân (1728).

Ngôi chùa ngày nay do Hòa thượng Diệu Tánh trụ trì. Ngài đã tổ chức trùng tu chùa thành một ngôi già lam thanh tịnh, trang nghiêm.

Chùa là ngôi Tổ đình Thiền phái Lâm Tế ở Huế.


7. Chùa Báo Quốc


Chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần, nơi ngài Liễu Quán đến học đạo và ở lại trong 11 năm. Tổ Giác Phong viên tịch năm 1714.
Đến năm 1747, Võ vương Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa và ban cho chùa tấm biển chữ Hán "Sắc Tứ Báo Quốc Tự", bên trái có ghi hàng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề, bên phải có dòng lạc khoản Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật.

Vào thời Nguyễn, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Năm 1808, Hoàng hậu Hiếu Khương cho tái thiết ngôi chùa, xây tam quan, đúc đại hồng chung (nặng 836 cân), bảo khánh... và đổi tên là chùa Thiên Thọ. Thiền sư Phổ Tịnh được cử làm trụ trì trong thời gian này.

Năm 1824, Vua Minh Mạng ngự thăm chùa và sắc lấy tên "Báo Quốc Tự". Nhà vua đã tổ chức đại giới đàn tại chùa nhân lễ tứ tuần khánh thọ vào năm 1830.
Đến năm 1858, do chùa bị hư hỏng nhiều, Vua Tự Đức và Hoàng Thái hậu Từ Dũ đã ban tiền trùng tu ngôi chánh điện và các công trình khác. Chùa đã được liên tiếp trùng tu, mở rộng đến thế kỷ XIX.

Trong phong trào chấn hưng Phật giáo, vào những năm 1930, chùa đã có nhiều đóng góp về mặt đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Năm 1935, Trường sơ đẳng Phật học được mở tại chùa. Đến năm 1940, Trường cao đẳng Phật học cũng lại được mở tại đây. Chùa trở thành một trung tâm đào tạo Tăng Ni cho đến ngày nay.

Năm 1957, Giáo hội Tăng già Thừa Thiên và Ban Quản trị chùa đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Hòa thượng Thích Trí Thủ, vừa là Giám đốc Phật học đường, vừa là trụ trì chùa, đã có những đóng góp to lớn cho Phật giáo nói chung và cho
việc tái thiết ngôi tổ đình trang nghiêm với nét kiến trúc cổ kính nói riêng.
Trụ trì ngôi chùa là Hoà thượng Thích Đức Thanh. Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Huế xưa nay.

8. Chùa Huyền Không 

Chùa Huyên Không-Huế
Nếu đã đặt chân lên cố đô Huế, đừng bỏ phí cơ hội trở về Huyền Không Sơn Thượng, để hoà mình vào với thế giới tâm linh huyền bí. Từ bờ Nam sông Hương, bạn vòng qua cầu Tràng Tiền, dọc theo con đường rợp bóng phượng vĩ ngược lên vùng ngoại ô Kim Long, đi ngang chùa Thiên Mụ, men theo con đường đất đẹp như tranh vẽ sẽ tới được núi Chằm, nơi toạ lạc của chùa Huyền Không Sơn Thượng. Không gian tự nhiên, cộng bàn tay con người chăm chút, tạo dáng nên ẩn trong sự hoang dã từ cổng chùa đến khuôn viên. Một địa điểm du lịch Huế không thể bỏ qua

D. Thắng cảnh
9. Núi Ngự Bình
Núi Ngự Bình
Từ xưa đến nay, núi Ngự và sông Hương là hai thắng cảnh thuộc vào hàng số một của xứ Huế. Hễ nói đến sông Hương là người ta nghĩ ngay đến núi Ngự, và khi nghe đến núi Ngự, người ta liên tưởng đến sông Hương. Với vẻ đẹp “bẩm sinh” do tạo hóa ban tặng và do “ông tơ bà nguyệt” kết nghĩa xe duyên, núi Ngự và sông Hương trở thành một cặp tình nhân chung thủy keo sơn, luôn luôn hiện hữu bên nhau như hình với bóng. Một trong những nét đẹp của du lịch xứ Huế

10. Sông Hương
Sông Hương

Sông Hương như một dải lụa hiền hoà miên man chảy rồi như một người dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt, ngược lên Thiên Mụ để thả mình theo tiếng chuông chùa văng vẳng, rồi đột ngột rẽ vào sông Bạch Yến tới bến Huyền Không để phiêu diêu cùng với gió mây, với thế giới của hoa trơm trái ngọt và thiền giữa một không gian cổ kính… nhắc đến du lịch Huế thì không ai là không nhớ đến vẻ đẹp sông Hương.
11. Núi Bạch Mã
Núi Bạch Mã

Ðứng trên đỉnh núi Bạch Mã du khách có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh lộng lẫy của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và ánh điện lung linh của thành phố Huế vào ban đêm

12. Bãi Biển Thuận An
Biển Thuận An
Thuận An là nơi thu hút rất đông người dân xứ Huế về hóng mát và tắm biển vào dịp hè. Thời kỳ tấp nập nhất ở đây thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 lúc tiết trời nóng bức nhất. Ngoài ra du khách đến du lịch Huế có thể đến tham quan miếu Thái Dương ở gần đó với sự tích nữ thần Thái Dương được dân làng hết sức sùng bái, hoặc thăm miếu Âm Linh thờ thần cá voi, con vật linh thiêng của dân miền biển.
13. Bãi Biển Cảnh Dương 
Bãi biển Cảnh Dương
Là một trong những bãi biển đẹp nhất ở Huế, Cảnh Dương cách thành phố Huế chừng 60km, dài 8km, rộng 200m, hình vòng cung, nằm giữa mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Ðông, phong cảnh đẹp hấp dẫn. Bãi biển có độ dốc thoai thoải, cát trắng mịn, nước biển trong xanh và tương đối kín gió. Theo kinh nghiệm du lịch Huế đây là bãi tắm và là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách thích nghỉ dưỡng.
14. Bãi Biển Lăng Cô
Vịnh Lăng Cô

Bãi biển Lăng Cô hiền hòa, nguyên sơ với một dải cát trắng mịn, mặt nước biển xanh trong, được bình chọn là vịnh đẹp nhất thế giới. Ở đây có resort Lăng Cô nằm sát biển với phong cảnh yên bình tĩnh lặng, thich hợp cho du khách thích rời xa chốn thành thị một địa điểm đẹp của du lịch HuếĐặt tour: => Bấm


Mua Bán Bitcoin - ETH- Các loại coin khác
Mua hàng gì cũng giảm giá, khuyến mại => Bấm vào đây

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

 

 
Khoa hoc su pham - NCKHSPUD - Sang kien kinh nghiem ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|How to best|Du lịch Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Hoctrenmobile|SKKN|Tử vi|Science
Top
//