Đây là ví dụ đỗ đại học nhưng lại... trượt tốt nghiệp - Khoa hoc su pham - NCKHSPUD - Sang kien kinh nghiem

loading...

Bấm vào đây để xem thống kê điểm chuẩn lớp 10 các tỉnh thành
Mua bán Bitcoin - ETH - Các loại coin bấm vào đây
- Chuyện học sinh đỗ đại học nhưng lại trượt tốt nghiệp tưởng như chỉ là chuyện đùa vui bên những ly cà phê buổi sáng sau mỗi đợt công bố điểm thi tốt nghiệp.



Vì chạy theo thành tích mà cả gia đình và nhà trường đều dễ dàng chấp nhận những điểm số không thật trong học bạ, để rồi qua kì thi thực tế mới thấy hậu quả khôn lường.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Chuyện học sinh đỗ đại học nhưng lại trượt tốt nghiệp tưởng như chỉ là chuyện đùa vui bên những ly cà phê buổi sáng sau mỗi đợt công bố điểm thi tốt nghiệp.
Thế nhưng lại là sự thật hiển nhiên diễn ra vài năm nay kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện việc thi 2 trong 1 và áp dụng việc lấy điểm trung bình lớp 12 tham gia việc xét tốt nghiệp cho học sinh cuối cấp.  
Kì thi tốt nghiệp quốc gia năm học 2015-2016, cô bé N. - học sinh ở một trường trung học phổ thông có điểm thi đại học khối C (Văn, Sử, Đại) đạt 21.5 nhưng môn Toán em thi chỉ được 0.75 điểm.
Em D. cũng được 23 điểm thi đại học nhưng điểm Anh Văn em chỉ đạt 0.5 điểm và chắc chắn cả hai em không đỗ tốt nghiệp vì bị điểm liệt.
Mới đây nhất, một cựu giáo viên ở Quảng Ngãi cho biết, một em học sinh lớp 12 của Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) có điểm trung bình môn sinh năm lớp 12 là 8.0 nhưng điểm thi tốt nghiệp quốc gia vừa qua môn Sinh học em chỉ đạt 1 điểm.
Thế nhưng điểm thi khối A (Toán, Lý, Hóa) em được trên 26 điểm. Với kết quả trên, em cũng trượt tốt nghiệp nhưng lại đỗ đại học.
Đó chỉ là ba trong số nhiều học sinh trượt tốt nghiệp trong khi điểm thi đại học lại khá cao. Nguyên nhân nào dẫn đến nghịch lý như vậy?
Từ phía gia đình
Giờ thì N., D. và một số học sinh cùng hoàn cảnh (đỗ đại học nhưng trượt tốt nghiệp) có lẽ đã thấm thía chuyện mình học lệch như thế nào.
Theo bạn bè kể lại, N. học rất giỏi môn Văn, em mơ ước sau này sẽ trở thành cô giáo dạy văn nên ngay từ khi còn học cấp 2, em luôn nói với mọi người mình sẽ thi khối C và đầu tư nhiều thời gian cho những môn học này.
Ba mẹ N. không định hướng cho con mà cũng khuyến khích N. như thế bằng việc thuê gia sư đến dạy kèm thêm 3 môn thi đại học cho N. Thấy em học yếu môn Toán, mọi người khuyên em cố gắng học để ít nhất thi đỗ tốt nghiệp.
Bỏ qua lời khuyên của thầy cô, bạn bè, em nói: “Tốt nghiệp chỉ cần đủ điểm đậu, mình học yếu nhưng tổng kết điểm có thấp đâu mà sợ?”.
N. học Toán yếu nhưng em không đầu tư cho việc học để nâng cao kiến thức mà lại dùng “bí quyết” lấy lòng cô dạy Toán là ghi tên đi học thêm, đóng tiền đầy đủ nhưng không mấy khi đến lớp học thêm trừ gần đến ngày có bài kiểm tra ở lớp.
Nhờ thế, điểm tổng kết của em môn Toán cũng khá cao. Nhưng có ai ngờ, dù đề thi tốt nghiệp được coi là sát với kiến thức đang học của lớp 12, em vẫn không làm nổi 1 điểm.
D. cũng giống N. khi em bỏ qua môn Anh văn chỉ để tập trung cho 3 môn Toán, Lý, Hóa. Với 23 điểm em đủ khả năng vào một trường đại học nhưng cũng đành lỗi hẹn vì chưa đỗ tốt nghiệp.
Từ phía nhà trường
Lỗi một phần ở các em và gia đình nhưng “tiếp tay” cho những sai lầm này lại thuộc nhà trường. Có trường muốn tạo lợi thế cho học sinh đỗ tốt nghiệp nên đã dễ dãi trong việc cho điểm.
Có thầy cô vì lợi ích của việc dạy thêm nên đã mớm bài, mớm đề trong các lớp dạy thêm để học sinh làm bài chỉ việc sao y bản chính.
Thế là những điểm số thầy cô “phóng tay” ban phát chưa phản ánh đúng năng lực thực sự của các em.
Chính điều này đã tạo cho các em tính ỉ lại, tự mãn, tạo cho gia đình các em sự ảo vọng về lực học của con.
N. thi Toán chỉ đạt 0.75 nhưng điểm tổng kết Toán lớp 12 của em lại đạt 7.5. Còn D. thi Anh văn đạt 0.5 nhưng điểm tổng kết Anh văn lớp 12 của em đạt 6.5.
Một số trường chuyên lớp chọn lại vì thành tích, vì sự ganh đua danh tiếng với nhiều trường chuyên khác trong cả nước nên đã áp dụng “bí quyết” du di, thả lỏng những môn không chuyên cho học sinh đặc biệt là những học sinh trong đội tuyển đi chinh phục huy chương cho trường.
Một học sinh trường chuyên từng bật mí: “Thời gian tụi con ôn đội tuyển được miễn học toàn bộ những môn học khác.
Thầy cô cứ căn cứ vào điểm của bạn học giỏi trong lớp (không nằm trong đội tuyển) để phiên điểm cho các bạn đội tuyển. Chẳng hạn bạn A tổng kết Văn 8.0 thì điểm của những học sinh đội tuyển cũng được ưu ái như thế”.
Điều này chính là minh chứng cho việc một học sinh trường chuyên Lê Khiết tổng kết môn Sinh học lớp 12 là 8.0 nhưng thi tốt nghiệp chỉ đạt 1 điểm Sinh.
Hạn chế tình trạng này chỉ còn cách bỏ việc lấy điểm trung bình lớp 12 vào việc tham gia xét tốt nghiệp.
Các trường học cần quản lý chặt chẽ vấn đề dạy thêm, học thêm cùng với việc kiểm soát đề kiểm tra, đề thi theo ngân hàng đề mới hạn chế việc giáo viên nhá đề, mớm đề để dẫn dụ học sinh đến lớp học thêm.
Các trường chuyên lớp chọn cũng đừng vì lợi ích, vì danh tiếng riêng của trường mà chỉ dạy học sinh theo kiểu luyện “gà chọi”. Có như thế nghịch lý đỗ đại học nhưng trượt tốt nghiệp mới không còn xảy ra.


Mua Bán Bitcoin - ETH- Các loại coin khác
Mua hàng gì cũng giảm giá, khuyến mại => Bấm vào đây

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment

 

 
Khoa hoc su pham - NCKHSPUD - Sang kien kinh nghiem ©Email: tailieuchogiaovien@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|How to best|Du lịch Link:Bantintuvan|tailieusupham|khoahocsupham|Soidiemchontruong|inluon|Tài liệu|Hoctrenmobile|SKKN|Tử vi|Science
Top
//