Một trong những kĩ năng quan trọng của bộ môn Địa lí mà giáo viên cần
hình thành cho học sinh là kĩ năng nhận biết và vẽ các dạng biểu đồ, xử lí số
liệu nhận xét và giải thích. Dưới đây là một số kiến thức thực hành giúp học
sinh rèn luyện kĩ năng này.
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép
mô tả một cách dễ dàng, trực quan các số liệu thống kê phản ánh tiến trình của
một hiện tượng, mối tương quan về độ lớn của các đối tượng hoặc cơ cấu thành
phần của một tổng thể,... của các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lí.
1. Phân loại biểu đồ
- Dựa vào bản chất của biểu đồ:
+
Biểu đồ cơ cấu: biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động của một lãnh thổ...
+
Biểu đồ so sánh
+ Biểu đồ động thái: phản ánh quá trình phát triển và sự biến thiên
theo thời gian của các đối tượng như: sự gia tăng dân số qua các thời kì, sự
thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm, sự thay đổi về diện
tích, sản lượng lúa qua các năm,...
+ Biểu đồ quy mô và cơ cấu: biểu đồ cơ cấu diện tích cây công nghiệp
lâu năm ở Tây Nguyên qua 2 năm khác nhau,...
+ Biểu đồ cơ cấu và động thái: biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu
theo ngành, biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu,... (qua ít nhất 4 mốc thời gian).
- Dựa vào hình thức thể hiện của biểu đồ:
+ Biểu đồ tròn.
+ Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị, biểu đồ hình đường).
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment