loading...
Bấm vào đây để xem thống kê điểm chuẩn lớp 10 các tỉnh thành
Mua bán Bitcoin - ETH - Các loại coin bấm vào đây
Mới đây, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương làm việc với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đề nghị tạm dừng cuộc thi Chinh phục vũ môn. Đây là cuộc thi tổng hợp kiến thức dành cho học sinh THCS (từ lớp 6 đến 9) với hình thức thi trực tuyến, do Trung ương Đoàn khởi xướng và chủ trì tổ chức từ năm học 2014-2015 đến nay.
Theo Bộ Giáo dục, Chinh phục vũ môn còn một số bất cập như thành phần tham gia thi chưa phù hợp; công tác tổ chức điều hành cuộc thi chưa tốt. Do đó, gây ra sự lo ngại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của học sinh.
Ngoài đề nghị tạm dừng tổ chức cuộc thi, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị rà soát kỹ lưỡng, khoa học các vấn đề liên quan đến cuộc thi mà dư luận đang quan tâm. Những cuộc thi tương tự đang diễn ra hoặc dự kiến tổ chức cũng được yêu cầu rà soát, nếu không thiết thực, hiệu quả thì phải dừng.
Thời gian qua, báo chí có hàng loạt bài viết phản ánh, phân tích về ngành giáo dục đã tổ chức quá nhiều cuộc thi, hội thi gây áp lực, căng thẳng nặng nề cho thầy, cô giáo và học sinh dẫn đến tình trạng đối phó, hình thức, gượng ép…khi tham gia thi. Theo tôi, đã đến lúc, các cấp ngành giáo dục cần xem xét, rà soát một cách nghiêm túc, khoa học và giảm bớt các cuộc thi, hội thi không cần thiết, không vì thành tích, số lượng để nhà trường, giáo viên và học sinh nghỉ sức, có thời gian dành cho việc dạy và học.
Theo tôi, ngành giáo dục nên giữ lại và tổ chức tốt các cuộc thi, hội thi sau đây.
Đối với giáo viên nên duy trì Hội thi giáo viên dạy giỏi và Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi theo quy định hiện hành, cấp huyện 2 năm tổ chức 1 lần, cấp tỉnh 4 năm tổ chức 1 lần. Hội thi giáo viên dạy giỏi thực sự là một “sân chơi” bổ ích, cần thiết cho hoạt động chuyên môn, sư phạm nhà giáo.
Đến đó, các thầy cô được giao lưu, học hỏi, tự tin tỏa sáng, thể hiện khả năng dạy học của mình, có thêm kinh nghiệm, phương pháp tốt để tự trau dồi, nâng cao năng lực dạy học. Mặc dù, ở nơi này, nơi kia tổ chức chưa tốt, từng bị giáo viên phản ứng, chê trách nhiều nhưng “ sân chơi” này vẫn được đánh giá cao, khó có thể phủ nhận giá trị và đóng góp của nó đem lại.
Để Hội thi giáo viên dạy giỏi thực chất, thu hút được nhiều thầy cô giáo tự nguyện tham gia, Ban tổ chức cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng, chọn lựa các Ban giám khảo đủ “ tâm và tầm” hơn nữa.
Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi ra đời mới đây, năm 2012, kèm theo Thông tư 43 của Bộ GD và ĐT. 5 năm qua, nhiều địa phương cũng đã tổ chức khá thành công Hội thi này. Giáo viên có dịp hiểu biết thêm những văn bản, quy định về công tác chủ nhiệm, đồng thời thấu hiểu, yêu thương hơn những hoàn cảnh, số phận học sinh mà mình đã, đang dày công giáo dục, uốn nắn. Một Hội thi có nhiều ý nghĩa, ngoài việc khẳng định, tôn vinh còn đánh thức vai trò, trách nhiệm, kỹ năng của các thầy, cô giáo chủ nhiệm trong bối cảnh giáo dục đạo đức học sinh gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Đối với học sinh phổ thông, học sinh bậc THCS, THPT nên có 1 kỳ thi chọn học sinh giỏi cuối cấp do nhà trường tự tổ chức là đủ, xóa bỏ các kỳ thi chọn học sinh giỏi các khối lớp hoặc cuối cấp do Phòng, Sở, Bộ GD và ĐT làm lâu nay. Kỳ thi chọn học sinh giỏi chỉ duy trì ở cấp trường hằng năm nhằm phát hiện, bồi dưỡng, khen thưởng những học sinh có khả năng tốt về các môn học văn hóa. Không tổ chức rầm rộ các kỳ chọn học sinh giỏi cấp cao hơn, vừa chống được căn bệnh thành tích, luyện “gà nòi” vừa đỡ lãng phí, tốn kém kinh phí tiền bạc không nhỏ của Nhà nước và công sức, thời gian của giáo viên, học sinh.
Còn học sinh dự thi học sinh giỏi cấp khu vực, quốc tế thì lấy nguồn từ học sinh xuất sắc của trường chuyên các tỉnh - nơi được đầu tư tốt, nơi hội tụ nhiều học sinh giỏi, rồi tổ chức tuyển chọn và bồi dưỡng trong thời gian ngắn như nhiều nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới từng làm.
Cuộc thi khoa học- kỹ thuật dành học sinh THPT nên tiếp tục duy trì hằng năm, gắn lý thuyết với thực hành, nhà trường với thực tiễn đời sống. Tổng kết các cuộc thi này trên phạm vi cả nước, Ban tổ chức, ban giám khảo từng rất ngạc nhiên, bất ngờ trước những sản phẩm mang tính sáng tạo, hiệu quả cao của các em học sinh phổ thông dưới sự hướng dẫn của nhà trường, thầy cô giáo và có thể ứng dụng ngay vào cuộc sống. Cần lắm những cuộc thi mang tính ứng dụng, thực hành như thế, luôn khơi nguồn, khích lệ được khả năng sáng tạo, cải tiến của học sinh phổ thông trên mọi lĩnh vực.
Ngoài hai kỳ thi, cuộc thi chính nói trên, các nhà trường, Phòng, Sở GD và ĐT, mỗi năm nên chọn tổ chức một cuộc thi, hội thi thuộc về giáo dục kỹ năng sống, phù hợp và cần thiết với các em học sinh từng bậc học, từng địa phương, ví dụ như kỹ năng bơi, kỹ năng ứng xử, phòng chống các tệ nạn xã hội….
Cách tổ chức làm sao thu hút được hầu hết giáo viên, học sinh tham gia, cổ vũ, tránh tình trạng nhiều hội thi, cuộc thi hiện nay chỉ có mấy người ban giám khảo và thí sinh dự thi.
Thôi đừng có tư tưởng vẽ ra thật nhiều cuộc thi, hội thi, bắt các cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh tham gia triền miên, chỉ để nhận tài trợ và chi tiền cho mình, còn hiệu quả, tác động đến đâu mặc kệ.
Mua Bán Bitcoin - ETH- Các loại coin khác
Mua hàng gì cũng giảm giá, khuyến mại => Bấm vào đây
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment