loading...
Bấm vào đây để xem thống kê điểm chuẩn lớp 10 các tỉnh thành
Mua bán Bitcoin - ETH - Các loại coin bấm vào đây
Một số biện pháp nâng cao năng
lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
của hiệu trưởng trường THCS XXX- XXX– XXX
Hiếu học là truyền thống quí báu
của dân tộc ta, từ ngàn xưa ông cha ta đã coi trọng sự nghiệp giáo dục trong
đời sống xã hội, trong sự phát triển của đất nước, luôn coi giáo dục có quan hệ
đến việc hệ trọng của quốc gia, đến an nguy, thịnh, suy của dân tộc. Các thế hệ
cha ông đi trước cho rằng việc “ Quốc kế dân sinh” phải lấy giáo dục làm đầu.
Sự giàu mạnh của đất nước không tách rời khỏi giáo dục. Chăm lo cho giáo dục là
chăm lo cho con người, mà con người là nhân tố quyết định đến sự phát triển của
xã hội. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi
ích trăm năm trồng người”.
Ngày
nay, trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đảng và Nhà nước ta
luôn chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng
đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Những thành tựu và kinh nghiệm phát triển
kinh tế xã hội của nước ta trong 10 năm đổi mới (1986 – 1996) đã tạo tiền đề để
nước ta phấn dấu và vạch ra mục tiêu cụ thể “ Từ nay đến năm 2020 ra sức
phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Để thực
hiện mục tiêu đó, Nghị quyết hội nghị
lần thứ 2 Ban chấp hành TW Đảng khoá VIII (Tháng 2 /1996) đã định hướng chiến
lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước. Nghị quyết đã đề ra 4 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo trong đó: “Đổi mới công tác quản lý giáo dục” là một giải pháp
quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Muốn nâng cao chất lượng
GD-ĐT thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường là một
biện pháp cơ bản nhất. Bởi chúng ta đều nhận thức được rằng lực lượng nòng cốt
của sự nghiệp giáo dục góp phần quyết định nâng cao chất lượng giáo dục theo
mục tiêu đào tạo đó chính là đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Từ xưa, ông
cha ta đã nhận định rằng “ Không thầy đố mày làm nên”.
Trong hệ thống giáo
dục quốc dân, bậc Trung học cơ sở là cầu nối giữa Tiểu học với Trung học phổ
thông, là nơi vận dụng và triển khai các hoạt động giáo dục theo định hướng
chiến lược phát triển giáo dục của Đảng. Bậc giáo dục THCS có một vị trí rất
quan trọng trong chiến lược phát triển GD-ĐT thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước. Không còn con đường nào khác cần phải tiếp tục cải tiến đổi mới
nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV nói chung, đội ngũ CBGV trường THCS nói riêng
về tất cả các mặt phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn lý luận, nghiệp vụ
quản lý và hiểu biết về văn hoá xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục
trong giai đoạn hiện nay.
Trong nhà trường THCS sự phát triển nhân cách của học
sinh không phụ thuộc và một giáo viên nào mà phụ thuộc vào cả tập thể sư phạm
nhà trường đặc biệt là đội ngũ giáo viên những người trực tiếp giảng dạy. Vì
vậy muốn nhà trường phát triển đi lên không ngừng thì việc nâng cao chất lượng
đội ngũ là vấn đề cần thiết và cấp bách. Bất kỳ trường tiên tiến nào cũng phải
có một tập thể giáo viên vững mạnh. Trong tất cả các điều kiện thiết yếu của
nhà trường thì yêu cầu về một đội ngũ cán bộ giáo viên là yêu cầu quan trọng
không thể thiếu được. Bởi một nhà trường có một cơ sở vật chất kháng trang
nhưng đội ngũ giáo viên yếu kém, không phát huy được vai trò trách nhiệm của
mình thì sự đầy đủ về vật chất cũng trở nên vô nghĩa, chất lượng giáo dục toàn
diện của nhà trường không thể nâng cao được. Chính vì vậy tập thể giáo viên có
vai trò quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mỗi nhà trường,
khẳng định uy tín của nhà trường nên việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
có vị trí đặc biệt quan trọng.
SKKN QLGD, Tiểu luận, Tiểu luận QLGD, NCKHSPUD QLGD,
Một số biện pháp nâng cao năng
lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
của hiệu trưởng trường THCS XXX- XXX– XXX
Hoặc
Mua Bán Bitcoin - ETH- Các loại coin khác
Mua hàng gì cũng giảm giá, khuyến mại => Bấm vào đây
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment